Email

info@ckjvn.vn

Điện thoại

(+84) 24 3762 4555

Địa chỉ

(Tầng 29, Tháp Đông, 2901 Lotte Center Hà Nội, 54 Liễu Giai, P. Cống Vị, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội)

ÁP DỤNG BIM TRONG THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG CẦU ĐÔ THỊ – TÁC GIẢ: NGUYỄN HUY BÌNH

BIM (Building Information Modelling) được xem là một phương pháp cải tiến để cải thiện công tác quản lý thiết kế/xây dựng cầu trong đô thị để đặt được các mục tiêu tăng trưởng xanh.
admin
15 Tháng Mười Hai, 2022

ÁP DỤNG BIM TRONG THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÍ XÂY DỰNG CẦU ĐÔ THỊ

TÁC GIẢ: NGUYỄN HUY BÌNH (GĐBP: IBIM-CKJVN)

Từ khóa: BIM, thiết kế, thi công, cầu đô thị.

Tóm tắt

Bài viết nêu ra mục tiêu tăng trường xanh trong giao thông vận tải (GGT) và đặc điểm của cầu đô thị, cùng tác động đến sự tăng trường xanh đó. Khi ấy BIM (Building Information Modelling) được xem là một phương pháp cải tiến để cải thiện công tác quản lý thiết kế/xây dựng cầu trong đô thị để đặt được các mục tiêu tăng trưởng xanh.

I. Mục tiêu tăng trường xanh trong giao thông vận tải (GGT) và đặc điểm, tác động của cầu đô thị đến tăng trưởng xanh

– Mục tiểu tăng trưởng xanh: Giảm thiểu rủi ro, giảm ùn tắc giao thông, tăng cường bền vững năng lượng và tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm (khí, CO2, tiếng ồn, bụi,…), phòng ngừa tai nạn, tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh và tối ưu hóa tốc độ di chuyển và lưu lượng giao thông.

– Khi đó các yêu cầu đặt ra cho các công trình cầu trong đô thị cần có đặc điểm:

  • Là biểu tượng của đô thị, hài hòa với mỹ quan xung quanh;
  • An toàn và thoải mái cho mọi phương tiện tham gia giao thông;
  • An toàn trong giai đoạn thi công/ giai đoạn bảo trì;
  • Biện pháp thi công phù hợp do không gian đô thị chật hẹp;
  • Giảm ảnh hưởng đến môi trường (bụi, khí thải, tiếng ồn).

BIM (Building Information Modeling) sẽ là một phương pháp cải tiến để cải thiện công tác quản lý thiết kế/xây dựng cầu đô thị

II. Ưu điểm của áp dụng BIM cho các dự án cầu đô thị

– Trực quan hóa trong thiết kế ý tưởng.

– Sử dụng kết hợp mô hình 3D/bản vẽ 2D có thể giảm thiểu rủi ro do lỗi của con người.

– Tự động phát hiện xung đột có thể giảm mọi nguy cơ kéo dài thời gian thi công. – Quy hoạch xây dựng tốt hơn có thể được tạo ra dựa trên mô hình BIM như: (1) Hậu quả xây dựng, (2) Vùng an toàn trong quá trình xây dựng (chẳng hạn như di chuyển cần trục), (3) Quản lý luồng giao thông, (4) Quy hoạch xây dựng (4D theo thời gian) , 5D với chi phí).

Bằng cách áp dụng công nghệ BIM, chúng ta có thể rút ngắn thời gian xây dựng, giảm rủi ro tai nạn, tắc nghẽn giao thông, tình hình giao thông và giảm ô nhiễm do xây dựng trong khu vực đô thị.

III. Ứng dụng

   3.1. Áp dụng BIM cho tính minh bạch cao hơn

– Cầu Trần Hưng Đạo (Hà Nội)

Phương án thiết kế cầu Trần Hưng Đạo – Hà Nội

Bằng cách sử dụng mô hình 3D trong giai đoạn đầu, chúng tôi có thể tạo ra một cây cầu với ý tưởng tốt và tối ưu hóa nhiều mục đích: Làn đường phù hợp cho mọi phương tiện (Ô tô/Xe đạp/Người đi bộ); Không gian xanh cho người dân xung quanh và du lịch; Vật liệu và biện pháp thi công phù hợp để giảm thời gian thi công, giảm bớt sự tắc nghẽn giao thông đường thủy; Nhịp vòm phù hợp (150m) vượt sông Hồng.

   3.2 Giải pháp BIM với độ chính xác nâng cao

– M. Project (Philippines)

Bằng việc sử dụng Revit kết hợp Dynamo: Bản vẽ đầu ra có độ chính xác cao, phù hợp với yêu cầu thiết kế khắt khe về định dạng bản vẽ. Sự thay đổi của thiết kế được cập nhật nhanh chóng bởi thiết kế tham số.

   3.3 Giải pháp BIM để kiểm soát rủi ro/lỗi tốt hơn

– ML3. Project (Japan)

Áp dụng: Tạo Mô hình 3D chính xác dựa trên bản vẽ 2D; Xuất báo cáo tất cả xung đột; Đề xuất các biện pháp đối phó

   3.4 Giải pháp BIM cho quản lý xây dựng

– Cầu vượt 550 (Bình Dương)

Mô hình BIM Công trình Cầu vượt ngã tư 550 tại nút giao thành phố Dĩ An và Thuận An, tỉnh Bình Dương do Công ty TNHH Chodai & Kiso-Jiban Việt Nam (CKJVN) thực hiện.

Cầu vượt 550 (Bình Dương)

Áp dụng: Mô phỏng các bước thi công; Tích hợp tiến độ thi công (BIM4D); Phối hợp với chủ đầu tư và nhà thầu để giải quyết xung đột thiết kế trước khi thi công; Lập hồ sơ hoàn công BIM cho toàn bộ dự án (as-build).

IV. Kết luận

– Ứng dụng BIM trong thiết kế và quản lý xây dựng cầu đô thị có một số ưu điểm như minh bạch hơn, nâng cao độ chính xác, kiểm soát lỗi tốt hơn và hỗ trợ quản lý xây dựng.

– Ngoài ra, BIM còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số trong giao thông vận tải, hướng tới những mục tiêu cao hơn trong tương lai.